
Bức ảnh trên do phóng viên chiến trường Nick Út (AP) chụp và đạt nhiều giải thưởng quốc tế: giải thưởng nhiếp ảnh lớn nhất châu Âu, giải Pulitzer, và các giải Sigma Delta Chi, George Polk Memorial (1972), Overseas Press Club, National Press Club, The Lucie, Associated Press Managing Editors... Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn

Bức ảnh thứ hai này, cũng do Nick Út chụp lại ít ai biết tới. Nó cho thấy Lê Phúc Định, phóng viên NBC (người mặc áo trắng cầm máy chụp ở bên phải bức ảnh) và các binh sĩ Mỹ đã cố gắng dùng nước làm dịu vết bỏng cho Kim Phúc và ngay lập tức đưa thẳng Phúc vào bệnh viện dã chiến ở Củ Chi. Ảnh chụp cho thấy da của Kim Phúc đang bị rơi từng mảng.
Năm 1982, một ký giả Tây Đức đã tìm ra tông tích của cô bé gái trong bức hình nổi tiếng toàn thế giới là Kim Phúc.

Kim Phúc được nhà nước Việt Nam cho đi chữa các di chứng của bom napalm tại Cuba. Bà kể lại những ngày tháng đau thương khi cố gắng phục hồi vết bỏng do bom napalm, 14 tháng ròng sống trong đau khổ với 17 ca phẫu thuật... "Đau đớn không thể nào tưởng tượng được. Nhiều lúc tôi cứ ngỡ mình sẽ chết đi. Nhưng sức mạnh sâu thẳm bên trong của một cô gái nhỏ đã giúp tôi vượt qua".
Kim Phúc không thích bị chính phủ liên tục bắt trả lời phỏng vấn và chụp hình, nên vào năm 1986 khi có cơ hội du học Cuba, bà nhận ngay. Năm đó, chính quyền Việt Nam đã cho Kim Phúc sang Cuba học ngành Dược. Tại đây bà gặp được chồng tương lai của mình, ông Bùi Huy Toàn, cũng là sinh viên ngành y.
Sau tuần trăng mật ở Moskva năm 1992, khi máy bay đang đỗ tại Newfoundland, Canada để đổ xăng, bà và chồng đã trốn ở lại và xin tị nạn chính trị ở Canada.

Từ năm 2006, ở tuổi 43, bà trở thành đại sứ thiện chí của UNESCO. Bà còn là người sáng lập ra Quỹ Kim (Kim Foundation) - một một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Canada để tìm cách giúp đỡ những trẻ em nạn nhân chiến tranh. Ngày 23 tháng 9 năm 2006 bà được tổ chức YWCA (Mỹ) tôn vinh là một trong 6 phụ nữ có những đóng góp tích cực thiết thực nổi bật trong cộng đồng và trao tặng gải thưởng "Thành tựu nổi bật hằng năm" để ghi nhận những việc làm vì cộng đồng của bà, một nạn nhân của chiến tranh.
Hiện Phan Thị Kim Phúc cùng chồng và 2 con, Thomas và Stephen, đang định cư ở Ontario, Canada.

Nguồn thông tin:
Wikipedia: Phan Thị Kim Phúc
“A Painful Road From Vietnam to Forgiveness”, The New York Times
Phan Thị Kim Phúc và sự tôn vinh phụ nữ gốc Việt có nhiều đóng góp , Tuổi trẻ 30.9.2006
Bài liên quan:
Phóng sự chiến tranh VN qua con mắt người Mỹ

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét