Thứ Năm, 27 tháng 11, 2008

TQ xử lý sự kiện "bạo động"ngày 28-6 thế nào?

Khám nghiệm tử thi lần thứ ba vào tối ngày 1-7


Tối ngày 1-7, Công an tỉnh Quý Châu đã tổ chức họp báo công bố chi tiết về cái chết của nữ sinh Lý Thụ Phân 17 tuổi, học sinh Trường THPT số 3 huyện Ung An (tỉnh Quý Châu). Báo chí Trung Quốc đã gọi đây là sự kiện ngày 28-6.



Hiện trường sau đó với xác xe bị đốt, phòng ốc cháy nám đen.



Diễn biến sự việc


Ngày 22-6, nữ sinh Lý Thụ Phân chết dưới sông. Công an thông báo với gia đình kết luận là nạn nhân nhảy xuống sông chết đuối, thuộc vụ án tự tử nên không cấu thành vụ án hình sự.


Gia đình không hài lòng, nghi ngờ nạn nhân bị hại chết. Chiều ngày 28-6, hơn 300 người mang theo biểu ngữ diễu hành, sau đó những người hiếu kỳ gia nhập, đoàn người ngày một đông.


Đoàn người diễu hành tụ tập trước Cục Công an huyện Ung An. Công an lập hàng rào cảnh giới và triển khai công tác thuyết phục. Tuy nhiên, những người đứng hàng đầu rất kích động. Một số người dùng chai nước suối, gạch đất tấn công, xô đẩy công an và ào vào đại sảnh Cục Công an huyện.


Những người manh động đã đập phá thiết bị, đốt xe cộ, vây đánh công an, cắt đứt ống dẫn nước vòi rồng rồi ép nhân viên cứu hỏa phải rời xa tòa nhà. Đến 19 giờ, họ kéo sang UBND huyện đốt phá.


Toàn bộ sự việc kéo dài gần bảy tiếng. 104 phòng làm việc của UBND huyện và 47 phòng của Cục Công an huyện bị đốt. 14 phòng của trụ sở Đội Điều tra hình sự bị đập phá. Hồ sơ tài liệu của Trung tâm Quản lý hộ khẩu Cục Công an huyện bị phá hủy hoàn toàn.


Ngoài ra, 42 phương tiện giao thông và 10 bộ máy tính văn phòng bị phá hủy. Hơn 100 cảnh sát bị thương và hơn 50 người tham gia bạo động bị bắt giữ.



Truy cứu 4 vấn đề


Công an tỉnh Quý Châu cho biết trong sự kiện ngày 28-6 ở huyện Ung An sẽ truy cứu bốn vấn đề:


- Lý Thụ Phân chết như thế nào?


Theo báo cáo của công an, tối 21-6, Lý Thụ Phân và cô bạn học họ Vương đi chơi với bạn trai họ Trần của Lý Thụ Phân và một thanh niên họ Lưu.


Đang ngồi nói chuyện trên cầu Đại Yển, đột nhiên Lý Thụ Phân nói với bạn họ Lưu: “Nhảy xuống sông chết thì thôi, nếu không chết thì phải sống tiếp thật tốt”. Họ Lưu nghe nói vậy vội giữ chặt tay Lý Thụ Phân.


Sau đó hơn 10 phút, bạn họ Trần bỏ đi. Bạn họ Lưu thấy Lý Thụ Phân bình tĩnh trở lại nên quay ra tập hít đất trên mặt cầu. Lúc này, họ Lưu nghe Lý Thụ Phân nói to “Tôi đi đây” rồi nhảy liền xuống sông.


Bạn họ Lưu lập tức nhảy xuống cứu người. Cô bạn họ Vương gọi điện thoại cho bạn họ Trần và lớn tiếng kêu cứu. Bạn họ Trần nhảy xuống sông nhưng thấy họ Lưu đã yếu sức liền kéo vào bờ trước.


Công an thị trấn Ung Dương lập tức có mặt và triển khai công tác cứu vớt nạn nhân. Do trời tối, đến khoảng hai giờ sáng hôm sau mới vớt được thi thể.



Cảnh đập phá Cục Công an huyện



- Lý Thụ Phân có bị cưỡng hiếp không?


Gia đình nạn nhân nghi ngờ Lý Thụ Phân bị cưỡng hiếp. Tại địa phương còn có lời đồn công an cướp thi thể, phá hoại hiện trường để che giấu sự thật.


Theo báo cáo của công an, sáng hôm sau, đội cảnh sát hình sự đã khám nghiệm tử thi. Gia đình yêu cầu tiếp tục giám định ADN. Ba ngày sau, bác sĩ pháp y đến khám nghiệm tử thi lần nữa thì kết quả vẫn là chết đuối.


Kết quả khám nghiệm tử thi không phát hiện nạn nhân có quan hệ giới tính trước khi chết. Trong chất bài tiết tại âm đạo không tìm thấy dấu vết tinh trùng.


Khi đó, gia đình chấp nhận kết quả khám nghiệm nhưng vẫn không chịu an táng mà đòi ba người bạn của nạn nhân bồi thường nửa triệu nhân dân tệ (1,1 tỷ đồng VN).


Phó Chủ tịch UBND huyện Ung An khẳng định không có chuyện công an cướp thi thể, xóa hiện trường như tin đồn.


- Người thân của lãnh đạo địa phương gây án?


Tại địa phương cũng có tin đồn, hung thủ gây ra cái chết của Lý Thụ Phân là cháu gái của bí thư Huyện ủy, con của phó chủ tịch UBND huyện; hai người bạn đi cùng có họ hàng với trưởng đồn công an thị trấn Ung Dương.


Ông La Nghị (Bí thư Ủy ban Chính trị pháp luật châu tự trị Kiềm Nam) cho biết bí thư Huyện ủy Ung An không phải là người địa phương và hai vợ chồng bí thư không có họ hàng thân thích tại địa phương.


Theo điều tra của công an, ba người bạn đi cùng với Lý Thụ Phân đều có cha mẹ là nông dân. Vì vậy, những lời đồn trên là vô căn cứ.


- Chú của người chết bị đánh?


Theo lời đồn, chú và ông bà nội của người chết bị đánh trọng thương tại đồn công an phải vào bệnh viện; thím của Lý Thụ Phân bị cắt tóc và bắt giam.


Ông Châu Quốc Tường (Phó Cục trưởng Cục Công an huyện Ung An) cho biết lời đồn không đúng sự thật. Chú của nạn nhân bị người khác vây đánh tại cửa Công ty Bảo hiểm huyện. Hiện Cục Công an huyện đã cho điều tra vụ này.


Ngày 1-7, gia đình nạn nhân đã đồng ý tổ chức an táng nhưng phải khám nghiệm tử thi lần thứ ba. Công an tỉnh Quý Châu quyết định công an huyện, Công an Châu Tự Trị và công an tỉnh phối hợp khám nghiệm, đồng thời sẽ thông báo kết quả giám định kịp thời.




Về sự kiện ngày 28-6 tại huyện Ung An, Chủ tịch nước Hồ Cầm Đào đã có chỉ thị xử lý. Bí thư Ủy ban Chính trị pháp luật trung ương Châu Vĩnh Khang cũng hai lần đưa ra chỉ thị. Bộ trưởng Bộ Công an Mạnh Kiến Trụ nhiều lần trực tiếp chỉ đạo qua điện thoại.


Phó tham mưu trưởng Tổng đội Cảnh sát vũ trang và đại diện Ủy ban Chính trị pháp luật trung ương cũng đã tới huyện Ung An.


Trong buổi gặp gỡ quần chúng tổ chức tại huyện Ung An ngày 1-7, Bí thư Tỉnh ủy Quý Châu Thạch Tông Nguyên nhận định: Đây là vụ việc có nguyên nhân đơn giản nhưng đã bị không ít người lợi dụng để kích động quần chúng. Thậm chí, một số thành phần thuộc thế lực đen tối đã trực tiếp nhúng tay vào vụ việc.



HỒNG ANH (Theo Tân Hoa xã và Báo Tân Kinh)




Chùm ảnh: "Cơn ác mộng" của Trung Quốc trước thế vận hội




Dự tính, các thủy thủ giỏi nhất thế giới sẽ phải chiến đấu với “đại dịch” tảo này chỉ trong vòng hơn một tháng nữa, trước khi đón chào thế vận hội mùa hè. Các vận động viên gọi các vạt tảo này là thảm xanh và đường bóng. “Chúng tôi cứ tưởng đây là đất liền”, Carrie Howe, thành viên của nhóm chuyên gia vớt tảo biển Mỹ cho biết.



Trong khi đó hôm qua giới chức Trung Quốc đã huy động hàng trăm binh sỹ dọn dẹp bằng tay một công viên cạnh bờ biển. Khoảng 10.000 người dân cũng được huy động để dọn bằng tay, trong khi khoảng hơn 1.200 tàu thuyền đánh cá và các tàu thuyền khác dùng lưới để vớt tảo.



Tại một cuộc họp báo ngày hôm qua, giới chức Trung Quốc đã hứa khu vực dùng cho thế vận hội Olympic sẽ được dọn dẹp sạch tảo biển trước ngày 9/8.



Quach Dai Ca's Blog - http://daicaquach.tk/
Hàng trăm binh sỹ đã được huy động để vớt tảo làm sạch bờ biển ở Thanh Đảo, miền đông Trung Quốc.


Quach Dai Ca's Blog - http://daicaquach.tk/
Người tình nguyện vớt tảo làm sạch bờ biển trước thế vận hội mùa hè tại Bắc Kinh.


Quach Dai Ca's Blog - http://daicaquach.tk/
Giới chức ở Thanh Đảo còn huy động cả xe xúc đất để vớt tảo biển.


Quach Dai Ca's Blog - http://daicaquach.tk/


Quach Dai Ca's Blog - http://daicaquach.tk/


Quach Dai Ca's Blog - http://daicaquach.tk/


Quach Dai Ca's Blog - http://daicaquach.tk/


Quach Dai Ca's Blog - http://daicaquach.tk/


Quach Dai Ca's Blog - http://daicaquach.tk/
Tảo phủ kín, dày đặc khắp 1/3 bờ biển Trung Quốc.


Quach Dai Ca's Blog - http://daicaquach.tk/


Quach Dai Ca's Blog - http://daicaquach.tk/



Trang Thu -
Theo AP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét